Đồng phục ADD Việt Nam viết bài hướng dẫn chọn vải đồng phục áo phông (thể thao, văn phòng, lớp …) và chi tiết cách nhận biết để Quý khách hàng tránh tình huống đặt đồng phục ở các bên khác chốt vải một đằng sản xuất một nẻo mà giá thành thì lại cao. Thực tế hiện nay, Áo phông là sản phẩm may mặc phổ biến hiện nay nhờ những ưu điểm: thoải mái cho người mặc, thể thao, dễ vận động, in thêu logo trên nền vải sắc nét. Ngoài ra, vải áo phông đa dạng về thành phần, màu sắc, sản xuất thường có tiến độ sản xuất linh hoạt nên rất phù hợp làm đồng phục áo phông văn phòng, đồng phục áo phông sự kiện nhóm ,đồng phục áo phông học sinh.
Chọn vải đồng phục áo phông quan tâm tới 3 tiêu chí:
Tỉ lệ thành phần sợi vải giữ cotton và poly
Độ co dãn của vải
Kiểu dệt của mặt vải
Nhận biết vải áo phông qua 3 cách
Độ thấm hút nước
Thử qua lửa
Nhận biết thông qua thị giác, xúc giác
Vải áo phông thun cotton 100%
Loại vải
Phân loại co dãn
Đặc tính
Ghi chú
Vải áo phông thun cotton 100%
Có 2 loại gồm:
– Vải 2 chiều (kéo căng lóng vải có độ co dãn từ 2 chiều)
– Vải 4 chiều (kéo căng lóng vải có độ co dãn từ 4 chiều)
– Thành phần cấu tạo 100% sợi cotton (sợi quả bông
– Áo phông với chất liệu cotton 100% có độ mềm cao, bề mặt vải mịn,
– Khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và vận động nhiều
– Loại co giãn 4 chiều mặc sẽ thoải mái và co dãn tốt hơn
Cách nhận biết vải áo phông thun 100%
– Bề mặt vải sắc mầu hơi trầm, nhẵn mịn, sờ vào mát tay
– Do là sợi hữu cơ nên có thể thử phương pháp đốt sợi cháy rất nhanh, có mùi như giấy cháy, tro vải có màu xám, mịn và tan nhanh.
– Khi thử độ thấm hút nhúng vào nước vải sẽ thấm nước rất nhanh, diện tích loang nước rộng, khi vò nhẹ để lại vết nhăn, có bụi vải nổi nhẹ trên bề mặt nước.
– Giá thành của áo thường cao nhất so với các thành phẩm từ chất liệu vải khác
Vải áo phông thun cotton 65/35
Loại vải
Phân loại
Đặc tính
Ghi chú
Vải cotton 65/35
Có 2 loại gồm:
– Vải 2 chiều (kéo căng lóng vải có độ co dãn từ 2 chiều)
– Vải 4 chiều (kéo căng lóng vải có độ co dãn từ 4 chiều)
– Thành phần gồm: 65% xơ cotton & 35% xơ PE.
– Vải có thành phần cotton khá cao, giúp thấm mồ hôi tốt
Do cấu thành vải mang tính chất của cả hai loại sợi cotton và PE cấu thành nên co giãn tốt (tuy nhiên không bằng vải 100% cotton)
Cách nhận biết vải áo phông thun cotton 65/35
– Sờ bề mặt vải mịn, mượt và nhìn thấy hơi bóng
– Khi thử với nước thấy độ thoát nước vừa phải, không quá nhanh
– Thử đốt thấy lửa có ánh xanh, tro tan còn vón hạt nhỏ
Vải PE
Loại vải
Phân loại
Đặc tính
Ghi chú
Vải PE
Có 2 loại gồm:
– Vải 2 chiều (kéo căng lóng vải có độ co dãn từ 2 chiều)
– Vải 4 chiều (kéo căng lóng vải có độ co dãn từ 4 chiều)
– Thành phần gồm 100% sợi Polythylene
– Áo thành phẩm thường có độ bền cao và ít bị nhàu.
– Vải ít bị co khi sử dụng.
– Không thấm hút nhưng thoát ẩm tốt, mau khô
– Giá thành thấp, nên thường được đặt hàng phổ biến.
Cách nhận biết căn bản vải PE
– Thử độ thấm hút với nước: đổ nước lên vải thấy nước không thấm loang nước như đổ trên lá khoai
– Sờ bề mặt vải thấy trơn láng, sau khi vò vải trở lại hình dáng ban đầu
– Thử với lửa nếu thấy mùi khét như mùi nhựa thì đúng là PE.
Vải lascote cá sấu
Loại vải
Phân loại
Đặc tính
Ghi chú
Vải lascote cá sấu
Có 2 loại gồm:
– Vải 2 chiều (kéo căng lóng vải có độ co dãn từ 2 chiều)
– Vải 4 chiều (kéo căng lóng vải có độ co dãn từ 4 chiều)
– Cấu thành từ sợi cotton, mặt vải dệt to hơn (lỗ lưới đan dệt to hơn cotton trơn.
– Vải cá sấu cũng có loại 100% cotton, 65/35% cotton, 35/65% cotton hay PE
Thường may đồng phục áo phông polo hoặc đồng phục áo phông công sở vì tính thời trang và lịch sự
Cách nhận biết căn bản loại vải lascote cá sấu
– Sờ vào mặt vải: Bề mặt vải mềm dịu do có sự đan xen giữa 2 loại sợi cotton và sợi PE.
– Thử tính hút ẩm: đổ nước lên mặt vải thấy hút ẩm nhanh và tốt
– Thử với lửa: nếu thấy lửa đốt vải cháy có tro kèm vón hạt nhỏ, có mùi nilon nhẹ
Vải mè
Loại vải
Phân loại
Đặc tính
Ghi chú
Vải mè
Vải 2 chiều (kéo căng lóng vải có độ co dãn từ 2 chiều)
– Cấu tạo từ chất liệu PE (sợi PolyEster) hoặc Cotton (sợi bông)
– Vải có kiểu dệt tạo ra hiệu ứng giống hạt mè trên bề mặt vải
– Có nhiều lỗ nhỏ như hạt mè (vừng) trên khắp mặt vải
– Tùy theo từng loại mà mắt mè to nhỏ khác nhau
– Ít co dãn
Phù hợp may đồng phục thể thao, đồng phục áo khoác,…
Cách nhận biết căn bản loại vải mè
– Nhận biết qua thị giác và xúc giác: có một mặt nhiều rãnh, nhám như hạt mè và một mặt trơn bóng. Vải dày xốp chỉ có thể co giãn được 2 chiều (chiều dọc hoặc ngang).
– Do kết cấu sợi vải chủ yếu là sợi PE nên khả năng thấm nước kém và đốt sợi vải có mùi nhựa
Vải thun lạnh
Loại vải
Phân loại
Đặc tính
Ghi chú
Vải thun lạnh
Có 2 loại gồm:
– Vải 2 chiều (kéo căng lóng vải có độ co dãn từ 2 chiều)
– Vải 4 chiều (kéo căng lóng vải có độ co dãn từ 4 chiều)
– Hầu hết được dệt từ sợi tổng hợp (polyester hoặc nylon)
– Một số loại vải sẽ có thêm sợi spandex với tỷ lệ 2%-5% để tăng độ co giãn, mềm mịn cho vải.
– Bề mặt vải mịn, trơn, láng, mát lạnh.
– Không nhăn, dễ giặt sạch.
– Không thấm nước hoặc thấm rất ít, thoát hơi ẩm cao.
– Thường sử dụng may đồng phục thể thao
Cách nhận biết căn bản loại vải thun lạnh
– Thử qua việc sờ mặt vải rất láng, mịn, sờ vào trơn láng, tạo cảm giác dễ chịu, mát lạnh. Vải được dệt bằng sợi nhân tạo nên có khả năng chống nhăn, giữ dáng tốt.
– Vải thun lạnh không thấm nước hoặc thấm kém, thấm hút mồ hôi nhanh chóng
– Kết cấu sợi vải chủ yếu là sợi PE nên khả năng thấm nước kém và đốt sợi vải có mùi nhựa
Vải Poly Thái
Loại vải
Phân loại
Đặc tính
Ghi chú
Vải Poly Thái
– Vải 4 chiều (kéo căng lóng vải có độ co dãn từ 4 chiều)
– Thành phần tổng hợp từ 4 loại sợi cơ bản: Sợi filament, Sợi fiberfil, Sợi xơ, Sợi thô
– Bề mặt vải láng mịn, bền màu, ít nhăn và không bị xổ lông.
– Không có khả năng thấm hút mồ hôi
– Có khả năng thoát ẩm, giúp cho vải mau khô.- Độ co rút(3-5%)
Cách nhận biết căn bản loại vải poly Thái
– Đàn hồi tốt nên rất thích hợp để may quần áo thể thao, giữi nhiệt. Không nhăn, không bị xù lông, giữ dáng cực kỳ hiệu quả
– Có khả năng thoát ẩm nhanh, giúp vải nhanh khô, giúp hạn chế lưu mồ hôi lại trên áo.
– Có độ bóng mượt như lụa nên có tính thẩm mỹ rất cao.